Keo silicone là gì? Các loại keo silicone và cách sử dụng

Keo silicone là gì?

Silicone là một loại polymer tổng hợp được tạo thành từ các đơn vị lặp lại của siloxan, gồm 1 nhóm chức của 2 nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon hoặc hydro.

Keo silicone là một sản phẩm được tạo ra từ silicone nguyên sinh, kết hợp cùng với chất xúc tác và các phụ gia chuyên dụng cấu thành.

Keo silicone tồn tại dưới dạng hồ lỏng và sẽ đóng rắn khi gặp hơi ẩm, có khả năng chịu nhiệt và đàn hồi như cao su.

Keo silicone có bao nhiêu loại?

Keo silicone với rất nhiều loại khác nhau trên thị trường. Vậy nên để phân biệt cần dựa theo những yếu tố dưới đây:

Keo silicone trung tính 

Bám dính tốt trên các chất liệu: nhôm, kính, nhựa, gỗ, đá, ceramic, sắt, inox, bê tông, gạch.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

keo silicone la gi

 

 

Đặc biệt với tính năng Xanh, Sạch với tỷ lệ bay hơi chất gây hại môi trường thấp, sản phẩm đã được cấp chứng chỉ chất lượng về tiêu chuẩn TVOC.

Bám dính tốt trên hầu hết mọi chất liệu, không ăn mòn kim loại và không mùi.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

Keo silicone kháng thời tiết, chống thấm

Được sử dụng dành riêng cho các công trình cao tầng hoặc trong môi trường có điều kiện nhiệt độ không ổn định: dán dính giữa khung cửa nhôm, cửa nhựa uPVC tới tường, bê tông ở những vị trí tường cao, vách nhôm, kính, đá granite ngoài trời,…

Có độ đàn hồi và co giãn cao, độ bám dính rất tốt và hoạt động ổn định trong điều kiện nhiệt độ biến đổi liên tục.

Với khả năng chống thấm tốt nên được sử dụng ngoài trời trong các công trình xây dựng nhà cao tầng để liên kết khung cửa nhôm với tường, tấm hợp kim nhôm, tấm thạch cao, khung cửa nhôm kính, vách dựng nhôm kính ngoài trời.

Không bám bụi nên tránh được vết ố loang trên bề mặt vật liệu.Có khả năng chịu được các loại thời tiết khắc nghiệt như mưa axit, tia UV, khí ozone.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

Là loại keo silicone thời tiết kháng tia UV cực tốt và có độ đàn hồi cao nên khả năng chịu được tác động lớn của thời tiết. Với khả năng chống thấm tốt nên được sử dụng ngoài trời cho các công trình xây dựng cao tầng.

Chống thấm cực tốt và bám dính với hầu hết mọi chất liệu mà không cần chất lót. Bền thời tiết khắc nghiệt như mưa axit, tia UV, khí ozone.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

Keo silicone chống bám bụi

Chống thấm cực tốt và bám dính với hầu hết mọi chất liệu mà không cần chất lót. Bền thời tiết khắc nghiệt như mưa axit, tia UV, khí ozone.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

Keo silicone kết cấu

Sử dụng để dán dính, liên kết các loại kính cường lực, cấu trúc treo, mặt dựng nhôm kính nhà cao tầng,… với trọng lượng lớn.

Độ bám dính tốt với hầu hết các loại chất liệu mà không cần chất lót. Dễ bơm keo với nhiệt độ môi trường từ -20°C đến +50°C.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

Sử dụng để dán dính, liên kết các loại kính cường lực, cấu trúc treo, mặt dựng nhôm kính nhà cao tầng,… với trọng lượng lớn.

Cần sử dụng thiết bị trộn và bơm khi thi công.

Độ bám dính tốt với hầu hết các loại chất liệu mà không cần chất lót. Dễ bơm keo với nhiệt độ môi trường từ -20°C đến +50°C.

Chịu được tác động của thời tiết và duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -40°C đến +150°C.

Keo silicone chống rêu mốc

Không mùi an toàn cho người sử dụng. Cực kỳ hiệu quả trong việc chống lại sự hình thành và phát triển của các loại rêu mốc, nấm và vi khuẩn.

Keo silicone kính hộp

Keo silicone chống cháy

Nó thể hiện độ bền tuyệt vời và khả năng chịu nhiệt và lạnh, và nó được thiết kế để hiển thị các hiệu ứng chống thấm, chống ẩm và cách âm vượt trội. 

Ưu và nhược điểm của keo silicone

Ưu điểm của keo silicone

- Bám dính tốt trên mọi bề mặt và chống bong tróc tuyệt đối, kể cả những khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên.

- Chống chịu được áp lực của nước, nhiệt độ cao, hóa chất và các tác nhân ngoại cảnh như thời tiết, độ ẩm.

- Có thể kháng bụi bẩn và hạn chế ố mốc, giữ silicon luôn sạch sẽ, không phai màu.

- Bít kín mọi kẽ hở dù là nhỏ nhất. Keo khô nhanh và đóng rắn tốt, không co ngót, độ đàn hồi cực kỳ cao.

- Áp dụng được trên nhiều loại công trình.

Nhược điểm của keo silicone

- Các loại silicone gốc axit có mùi hôi khó chịu và gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng nếu tiếp xúc và làm việc với loại keo này trong thời gian dài.

- Không sử dụng được trên bề mặt dính dầu.

- Khả năng chịu ma sát kém.

- Không thể sơn phủ lên bề mặt lớp keo silicone.

Tác dụng của keo silicone

Trét tường, khung cửa ra vào, trét khe hở.

Trám nối đàn hồi các khe cửa, vách kính, trám các rãnh xung quanh bồn, chậu, vòi sen.

Dán gương vào tường, vật trang trí, ván ép, kim loại đá, dán gạch men.

Gắn kết các bề mặt vật liệu như bê tông, dán ép, thạch cao, gỗ và gạch.

Lấp đầy các khoản trống trên tường, lan can cửa sổ, trám đầy các vết nứt, các mối nối.

Hướng dẫn sử dụng keo silicone 

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

- Chai keo

- Súng bắn keo dạng chai

- Dao cắt 

keo-silicone-la-gi

Hình 5. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Bước 2: Cắt đầu ống, lắp vòi, cắt vòi

Dùng dao cắt chai bấm đi phần đầu núm chai, chừa lại đoạn ren để vặn vòi. 

Lấy phần đầu vòi vặn vào đoạn ren phần đầu ống.

Cắt vòi chai phù hợp với kích thước khe, lưu ý cắt đầu vòi góc 45°C để tăng góc tiếp xúc.

Bước 3: Rút cần súng

Đẩy chốt gài và kéo hết cần súng.

Bước 4: Lắp chai keo vào súng

Lấp chai keo vào súng đồng thời bóp cò súng hoặc đẩy cần súng đến khi bám chắc chắn vào đế chai keo.

Bước 5: Bắn keo

Kéo cò súng và di chuyển đều đặn trên vị trí cần dán theo hướng mũi tên để đường keo đẹp, đồng đều.

Bước 6: Tháo chai keo

Đẩy cần súng và kéo cần súng ra sau và lấy chai keo ra khỏi súng.

Trong trường hợp chai keo vẫn còn, hãy bơm một ít keo ra đầu vòi và đóng chặt nắp vòi. Như vậy, keo silicone sẽ không chết và bạn có thể tận dụng cho những lần sau.

Hướng dẫn cách thi công keo silicone

Bước 1: Vệ sinh bề mặt 

Sử dụng giẻ lau, khăn ướt lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ dính trên bề mặt, phải đảm bảo bề mặt sạch sẽ và khô ráo khô hoàn toàn mới tiếp tục thi công.

Đối với các vị trí hay bề mặt thi công lại keo silicone thì cần loại bỏ đi lớp keo cũ trước khi thi công lớp keo mới.

Bước 2: Sử dụng băng dính dán xung quanh bề mặt cần bắn keo

Để tránh tình trạng keo silicone lem ra dính vào các vị trí khác, đảm bảo đường keo thẳng đều không ảnh hưởng đến bề mặt công trình và dễ vệ sinh hơn sau khi hoàn thiện. Sử dụng băng dính dán các vị trí xung quanh khu vực thi công.

Bước 3: Thi công bắn keo

Thi công keo ở điều kiện nhiệt độ bề mặt 5°C đến 40°C. Vị trí cắt đầu vòi quyết định đến độ dày mỏng của đường keo, nếu đường keo quá mỏng sẽ không đảm bảo được độ kết dính còn nếu đường keo quá dày sẽ gây lãng phí keo và làm tăng thời gian khô của keo silicone gây ảnh hưởng tới tiến độ công trình.

Độ dày của keo silicone được xác định bởi nhiệt độ tới hạn, khoảng cách, sự gia tăng nhiệt độ ứng dụng và thiết bị và cấu trúc đo tương đối. Độ dày tối thiểu là 6,0 mm.

Bước 4: Loại bỏ phần keo thừa

Sau khi thi công bắn keo xong, bạn nên gạt bỏ đi phần keo thừa trên bề mặt bằng dao rọc giấy hoặc các vật nhọn tương tự để có được lớp keo mang tính thẩm mỹ cao.

keo-silicone-la-gi

Hình 6. Loại bỏ phần sơn thừa

Bước 5: Đóng rắn, kiểm tra hoàn thiện 

Mỗi loại keo silicone khác nhau sẽ có khoảng thời gian khô, đóng rắn khác nhau. Sau khi keo đóng rắn, bắt đầu bóc lớp băng dính bảo vệ khu vực xung quanh.

Kiểm tra chất lượng bám dính của keo silicone sau khi đóng rắn hoàn toàn.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kiến thức bạn nên biết về keo dán tấm nhựa ốp tường

Kiến thức bạn nên biết về keo dán tấm nhựa ốp tường

Keo chà ron là gì? Các loại keo chà ron baiyun tốt nhất thị trường

Keo chà ron là gì? Các loại keo chà ron baiyun tốt nhất thị trường

[MÁCH BẠN] CÁCH SỬ DỤNG KEO SILICONE HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM

[MÁCH BẠN] CÁCH SỬ DỤNG KEO SILICONE HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM